Anh em mới tậu xe, hoặc không tìm hiểu nhiều về xe sẽ rất ít kiến thức về ô tô. Khi lái xe việc am hiểu và biết tên gọi các bộ phận trên xe ô tô là một điều hết sức quan trọng.
Am hiểu tên gọi các bộ phận trên ô tô để để phòng các trường hợp hỏng hóc, anh em sẽ biết keyword để tìm kiếm thông tin. Hoặc khi gọi điện sửa chữa, anh em có thể mô tả rõ lỗi gặp phải.
Các bộ phận chính trên ô tô bao gồm
Nội thất ô tô
Bao gồm các thành phần trong khoang lái, chức năng chính để đảm bảo độ êm cho xe. Đồng thời, thay đổi hoặc giữ hướng chuyển động của xe theo sự điều khiển của người lái.
Nội thất ô tô sẽ bao gồm toàn bộ những phần bên trong xe. Các bộ phận này chủ yếu mang lại sự tiện nghi cho người dùng khi lái xe.
Ngoại thất ô tô
Ngoại thất xe ô tô được cấu tạo nên từ 7 bộ phận nhỏ bên ngoài xe. Mỗi bộ phận lại có chức năng riêng góp phần bảo vệ bên trong xe. Đồng thời, duy trì độ thẩm mỹ chi chiếc xe thân yêu của bạn.
Vậy ô tô có bao nhiêu chi tiết?
Cần khoảng 30.000 chi tiết máy để có thể cấu tạo nên một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Các chi tiết này được gói gọn trong ba bộ phận chính ngoại, nội thất và khoang máy. Cùng tìm hiểu tên gọi và chức năng các chi tiết trên ô tô để có thể chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt hơn.
Tên gọi các bộ phận nội thất trên xe ô tô
Cấu tạo nội thất bên trong ô tô ngày càng được chú ý nhiều hơn. Chiếc xe di chuyển êm ái hay không còn nhờ vào các bộ phận nội thất bên trong xe. Vậy tên gọi các bộ phận nội thất ô tô có gì thú vị đến vậy?
Ghế ngồi
Ghế ngồi bao gồm ghế cho người điều khiển xe và khách hàng. Nó có cấu trúc như sau:
- Trục trượt là một bộ phận quan trọng của ghế ngồi. Nó có nhiệm vụ cố định ghế với khung ô tô và gắn ở dưới ghế. Ngoài ra, bảo vệ bạn khỏi các tai nạn không đáng có khi di chuyển.
- Khung ghế: Được ví như khung xương giúp ghế cố định hình dạng và khả năng chịu lực tốt. Bên cạnh đó, để nâng sức mạnh của khung người ta thường đúc chúng bằng sắt, thép… Và mặt bên ngoài một lớp sơn chống gỉ.
- Vỏ ghế: Đây là phần bao bọc bên ngoài của ghế. Bộ phận này làm cho nội thất bên trong xe ô tô được chú ý nhiều nhất. Không những thế, nó còn tạo ra sự êm ái, thoải mái khi lái xe.
- Hệ thống ngả: ghế trong xe ô tô nhờ vào hệ thống ngả mà trở nên mềm mại hơn cho người sử dụng. Ghế được chia thành 2 phần rõ rệt do cấu tạo theo nguyên lý khớp nối. Từ đó, giúp cho lưng bạn linh hoạt chuyển động về sau, tránh bó buộc ở một tư thế quá lâu.
Thế giới tiện ích – giải trí bên trong chiếc xe ô tô
Các bộ phận nội thất bên trong ô tô hiện nay ngày càng hiện đại. Bạn có thể dễ dàng thấy được cả thế giới tiện ích bên trong ô tô.
Tên gọi các bộ phận Âm thanh, màn hình giải trí trên xe ô tô
Ngày nay, hệ thống âm thanh của ô tô phát triển lên một tầm cao mới. Hầu hết các hãng xe phổ thông đều làm loa toàn dải và được tối giản hết mức. Đồng thời, một số xe ô tô cao cấp còn trang bị thêm màn hình giải trí. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc và cả chơi game.
Kết nối điện thoại qua bluetooth
Bạn có thể điều khiển những thiết bị trong xe thông qua việc kết nối bluetooth với chiếc điện thoại thông minh. Mọi thứ thật thuận tiện hơn khi có công nghệ phải không?
Bọc sàn và trần xe
Như chúng thường thấy các loại xe ô tô còn sử dụng bọc sàn và trần xe loại 3D. Một số loại xe tầm dân dã hoặc không hề có các mép nổi và cố định được sử dụng loại này. Người sử dụng nên lựa chọn màu lót sàn với màu bọc ghế ô tô để phối màu đẹp và sang nhất.
Lót cách âm cho xe ô tô
Bạn không thể quan sát được chúng trong ô tô vì nó là bộ phận ẩn. Với chức năng chống tiếng ồn từ bên ngoài vào trong xe và từ trong xe ra ngoài. Từ đó, bạn có thể tập trung lái xe hơn. Loại cách âm 3M thường được chọn là vật liệu làm lót cách âm.
Tên gọi các bộ phận điều khiển trên xe ô tô
Cần điều khiển số (Cần số)
Với chức năng điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt đường. Gài số mo “số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết nhất. Cần số được bố trí phía bên phải của người lái.
Cần điều khiển phanh tay
Cần điều khiển phanh tay được dùng để điều khiển hệ thống phanh tay giữ cho ô tô đứng yên trên đường có độ dốc nhất định (thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cho phanh chân trong những trường hợp cần thiết.
Công tắc điều khiển gạt nước
Công tắc này thường được dùng để gạt nước bám trên kính khi trời mưa, sương mù. Ngoài ra, nó còn dùng khi kính chắn gió bị bẩn, mờ. Bình thường công tắc điều khiển gạt nước có 4 nấc.
Chú ý: Bạn có thể kéo công tắc gạt nước lên trên nhăm điều khiển việc phun nước rửa kính.
Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ – Tên gọi các bộ phận trên xe ô tô
Bảng đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái.
- Đồng hồ tốc độ: Hiển thị số km xe ô tô chạy trong một giờ. Đồng hồ chứa cả bộ phận hiển thị báo tổng quãng đường và quang đường xe ô tô đã chạy.
- Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút).
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu.
- Đồng hồ báo nhiệt độ làm mát bằng nước.
- Đèn báo dầu bôi trơn
- Đèn phanh, đèn cửa xe và đèn nạp bình ắc quy.
Ngoài ra, còn một số bộ phận điều khiển khác như công tác điều hòa nhiệt độ, nút bấm để đóng mở tự động cửa sổ, bộ phận điều khiển mở cốp sau, bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu, bộ phận điều chỉnh vị trí ghế ngồi…
Tên gọi các bộ phận trong buồng lái xe ô tô
Bên trong buồng lái của xe ô tô có 9 bộ phận nhỏ, khi mở cửa xe ra bạn có thể dễ dàng tiếp cận được chúng. Vậy tên gọi của các bộ phận này trên ô tô là gì?
Vô lăng:
Đây là một phần trong hệ thống điều khiển bởi tài xế. Cùng phần còn lại là phản ứng với những tác động của người lái lên vô lăng. Điều này được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các bánh răng – thanh răng và trục vít – bánh vít. Đồng thời, bơm thụy lực cũng tham gia hỗ trợ quá trình này.
Bảng táp lô:
gồm có bảng đồng hồ, bảng điều khiển và các đèn báo tình trạng hoạt động của xe. Còn có công tắc điều khiển các thiết bị như máy lạnh, đèn báo nguy, quạt gió, núm tay ga…
Bàn đạp ga:
Người sử dụng điều khiển nó bằng chân phải khi cho xe chạy nhanh hơn. Đồng thời kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào của động cơ. Bàn đạp ly hợp sử dụng cho xe số sàn, được điều khiển bằng chân trái. Khi muốn điều khiển ra khỏi vị trí cố định, chuyển số, dừng xe mà không làm tắt động cơ đột ngột thì dùng đến nó.
Bàn đạp phanh:
Đầy là bộ phận được dùng khi người điều khiển muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Người điều khiển nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe tới điểm dùng một cách nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.
Công tắc chính (khóa điện):
Có 4 nấc điều khiển như LOCK: khóa tay trái, ACC: cấp điện hạn chế cho một thiết bị. Ngoài ra, còn có ON: cấp điện lực xung máy khi hoạt động, START: vị trí khởi động máy.
Tên gọi các hệ thống cơ bản trên ô tô
Nền công nghệ ô tô đang ở thời kỳ phát triển đỉnh cao, những hệ thống thông minh theo đó cũng dần được đưa vào hoạt động. Các hệ thống đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn hay chấn thương khi lái xe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tên gọi của những bộ phận này.
Hệ thống kiểm soát hành trình: Hầu hết các dòng xe hạng C trở lên đều sử dụng tính năng này. Người lái hoàn toàn có thể thư giãn với hệ thống này, bởi việc điều khiển thông qua những nút bấm trên vô lăng. Hệ thống này còn giúp người lái thiết lập tốc độ giới hạn tối đa cho phép tránh tình trạng đi quá tốc độ cho phép.
Hệ thống phanh tự động:
Nhờ vào các cảm biến radar, laser hoặc camera giám sát mà tính năng này có thể phát hiện và ngăn ngừa được tai nạn từ phía sau. Khi gặp tình huống khẩn cấp, hệ thống sẽ báo thông qua âm thanh, hình ảnh hoặc rung tay lái. Còn khi tài xế không phản hồi lại thì xe sẽ tự động phanh để tránh va chạm.
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp: Khi có tình huống bất ngờ xảy ra, bộ điều khiển trung tâm sẽ kích hoạt van điện bổ sung khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh. Làm xe dừng lại kịp thời.
Hệ thống nạp nhiên liệu
Cung cấp nhiên liệu cần thiết như xăng dầu, không khí nhằm đưa vào buồng đốt.
Hệ thống xả:
Gồm ống xả, bộ giảm thanh. Hệ thống này có chức năng lọc bớt khí độc của chất thải ra môi trường.
Hệ thống đánh lửa:
Bộ phận này sinh ra nguồn điện cao sinh ra tia lửa nhằm đốt cháy nhiên liệu.
Hệ thống khởi động:
Bao gồm động cơ điện và cuộn dây khởi động từ nhằm tạo nên quá trình nén, nổ.
Hệ thống điện:
Có ắc quy, máy phát điện giúp cung cấp điện cho các bộ phận khác của xe.
Bên cạnh đó, còn có một số hệ thống khác như hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống nạp, hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động, hệ thống cảnh báo điểm mù, hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hệ thống quạt gió và điều hòa.
Tên gọi các bộ phận trong khoang máy oto
Đây được ví như là “trái tim” của xe ô tô với bộ phận như động cơ, bộ phận công và bộ phận điện. Động cơ là bộ phận quan trọng nhất, quyết định sự vận hành của xe. Vậy động cơ gồm những gì?
- Xi lanh là bộ phận chính, với piston di chuyển lên xuống bên trong. Trong ô tô thường có 4, 6 hoặc 8 xi lanh, thậm chí còn có 12, 16 xi lanh. Các xi lanh được xếp thành hàng dọc, hình chữ V hay xếp cân xứng.
- Bugi: Có nhiệm vụ tạo tia lửa điện để đốt không khí và nhiên liệu trong xi lanh.
- Van: Cung cấp nhiên liệu cũng như thải khí độc ra ngoài.
- Trục cam: Có các mấu cam, khi quay sẽ đẩy van xuống giúp van mở ra hoặc hút vào.
- Trục khuỷu: Giúp chuyển đổi tịnh tiến của piston thành chuyển động quay.
- Ngoài ra, còn có các hệ thống xả, hệ thống đánh lửa, hệ thống làm mát, hệ thống nạp và khởi động, hệ thống bôi trơn, hệ thống điện.
Tên gọi các bộ phận gầm ô tô
Bộ phận gầm được thiết kế giúp nâng đỡ các bộ phận trên xe, là nơi kết nối các bộ phận được đồng nhất. Đồng thời, khung gầm tốt giúp xe di chuyển êm ái và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Gầm xe được cấu tạo bởi:
- Trục cát đăng: đoạn trụ ống có 2 đầu bánh răng giúp kết nối bộ vi sai trước và sau. Nó còn có chức năng truyền động lực từ bánh trước ra bánh sau giúp chúng di chuyển. Tốc độ xe nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào phần trục quay.
- Cụ vi sai: Đây là cụm gồm nhiều bánh răng được kết nối với nhau. Chúng truyền động lực giúp xe di chuyển.
- Bánh xe: Một bánh xe đều được cấu tạo từ lốp bao bên ngoài, vành – niềng, hệ thống phanh và trục bánh xe.
Cấu tạo thân vỏ xe ô tô và các bộ phận ngoại thất khác
Cấu tạo thân vỏ xe ô tô
Hiện nay, xe ô tô thường có 2 loại cấu tạo khung vỏ gồm;
- Loại khung rời với vỏ là SUV, Pickup…
- Loại khung liền vỏ như Sedan, compark…
Khung vỏ là điểm tựa giúp cho tất cả những phần khác trên ô tô bám vào. Đây là phần chủ lực chính của xe giúp tạo ra hình dáng ngoài và ổn định kết cấu bên trong. Nó còn giúp tránh khói bụi, gió mưa…hay tác động từ bên ngoài.
Ngoài ra, khung vỏ được cấu tạo từ các bộ phận khác nhằm cấu tạo một ô tô hoàn chỉnh. Chúng ta có thể liệt kê ra dễ dàng như cánh cửa xe hai bên và phía sau, toàn bộ kích thước trước và ở cánh, tấm thép lót sàn…
Thường thì khung vỏ xe được làm từ thép phun sơn tĩnh điện. Cộng thêm kính lái và cửa, gương chiếu hậu, cùng một số chi tiết nhựa và cao su.
Các bộ phận ngoại thất khác
Ngoại thất xe ô tô bao gồm các bộ phận bên ngoài có thể nhìn thấy được khi xe xuất hiện như:
- Nắp ca pô: Phần này là khung kim loại nằm ở đầu xe nhằm bảo vệ cho khoang động cơ.
- Lưới tỏa nhiệt: Bộ phận này được trang bị ở mặt trước hoặc bánh xe nhằm bảo vệ cho bộ tản nhiệt của động cơ. Bên cạnh đó, nó còn cho phép không khí có thể luồn vào bên trong.
- Đèn pha: Giúp chiếu sáng để bạn có thể quan sát được các vật xung quanh khi di chuyển ban đêm.
- Phần cản: Được tích hợp phía trước và sau xe để giảm lực tác động và giảm thiểu hư hại cho cả người cả người và xe.
- Kính chắn gió: Được đặt ở phía trước ô tô dưới dạng cửa sổ nhằm chắn gió, bụi, mưa…vào bên trong xe. Đồng thời, nó tạo ra độ vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho bạn.
- Gương chiếu hậu: Gắn ở bên góc của 2 cửa trước nhằm hỗ trợ người lái quan sát được những khu vực sau và hai bên của xe.
Lời kết
Như vậy, mọi bộ phận trên xe đều có một ý nghĩa quan trọng riêng của mình. Một khi đã nắm rõ nguyên lý hoạt động của chúng, bạn có thể linh hoạt điều khiển xe tùy vào các địa hình. Do đó, đừng nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào, bởi dù một bộ phận nhỏ cũng sở hữu một công dụng to lớn. Mong rằng những chia sẻ bên trên sẽ giúp anh em hiểu hơn về xế cưng của mình.
Bảo Hà Auto – Chuyên gia nội thất ô tô
Tư vấn thêm và đặt hàng xin liên hệ:
Hotline 0986.185.588 (Zalo)
Adress: Lô 9, Khu BT1, Vinaconex 3, Trung văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bản đồ chỉ đường: g.page/baohaauto?share
Fanpage: facebook.com/noithatotobaoha
Youtube: bit.ly/Baohaauto